Các quy phạm về an toàn lao động

Các quy phạm về an toàn lao động, Quy phạm an toàn trong công tác lắp ráp đường ống dẫn và thiết bị công nghệ

 AN TOÀN LAO ĐỘNG


I- Các quy phạm về an toàn lao động
1- Quy phạm an toàn trong công tác lắp đặt thiết bị điện và mạng lưới
điện (trích TCVN 5308-1991)
a- Yêu cầu chung
- Công nhân vận chuyển, lắp đặt thiết bị điện phải thông hiểu các quy định về
an toàn vận chuyển và lắp đặt thiết bị điện.
- Di chuyển, nâng và lắp đặt các động cơ điện, các máy sử dụng điện, các khí cụ đóng, cắt điện chỉ được tiến hành khi chúng ở trạng thái cắt điện.
- Di chuyển, lắp đặt các thiêt bị phải dùng các dụng cụ chuyên dùng để neo buộc, không được dùng các loại dây thép xích, cáp để buộc các bộ phận cách
điện, các tiếp điểm ở chân đế phải có biện pháp ngăn chặn, chống lật, đổ thiết bị.
- Trước khi lắp đặt phải kiểm tra vị trí và độ ổn định của các gối tựa, các bộ
phận kết cấu công trình ở vị trí lắp đặt trong khi lắp đặt các máy biến thế phải làm ngắn mạch các đầu ra của máy và nối đất bảo vệ các đầu dây đó.
- Khi sử dụng máy trục để lắp ráp thiết bị điện, các đường cáp trần có điện thế,
mạng điện chiếu sáng và động lực nằm trong vùng làm việc phải được cắt
điện và rào chắn.
- Lắp máy ngắt điện một cực phải bảo đảm chắc chắn và điều chỉnh sự ăn khớp
đồng thời của các tiếp điểm của máy ngắt.
- Cầu chì của các mạng điện nối với thiết bị lắp ráp phải tháo ra trong suốt thời gian thi công. Chỉ được đặt cầu chì vào mạng điện để điều chỉnh thiết bị sau khi mọi người đã ở vị trí an toàn.
- Trước khi đóng điện để thử lưới điện và thiết bị điện phải ngừng tất cả các công việc có liên quan, đồng thời người ở trong buồng phân phối phải ra khỏi khu vực nguy hiểm.
- Trước khi thử các bộ phận truyền động từ xa bằng dòng điện thao tác hoặc bằng khí nén phải treo biển báo " Có điện nguy hiểm" trên các thiết bị đó.
- Cho điện áp để thử rơ - le, áp tô - mát máy ngắt và các dụng cụ khác phải làm
theo phiếu công tác và sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc của đội trưởng sau khi đã thử nghiệm các thiết bị đó.
- Phần hở của các thiết bị phân phối phải được che chắn, khi chưa có tấm lát
trên các rãnh cấp điện phải dùng ván che đậy tạm. Cấm để dây dẫn điện thi công tiếp xúc với các bộ phận dây điện của công trình.
b- Lắp đặt mạng điện
- Không được đứng trên thang tựa hoặc thang gấp để kéo căng dây theo phương nằm ngang với các đường dây có tiết diện lớn hơn 4 mm2
- Các thiết bị đặt trên bảng điện phải ghi rõ thuộc bộ phận nào.
- Không chập nhiều dây chảy có cường độ định mức nhỏ thay cho một dây có cường độ định mức lớn. Cấm mắc một hoặc hai cầu chì nối vào mạng ba pha
- Đường dây động lực và đường dây chiếu sáng phải đi riêng rẽ không được đặt chung trong một hệ thống
- Các bộ phận của máy móc thiết bị điện đều phải tiếp đất nếu các bộ phận đó có thể có điện khi cách điện bị hỏng.
 
- Không được neo, buộc các thiết bị nâng, hạ vật vào cột hoặc các công việc tương tự khác. Khi lắp đặt các thiết bị ở gần đường dây đang có điện áp phải nối tiếp đất các thiết bị.
- Khi dựng các cột nặng, phức tạp bằng thiết bị và các công cụ nâng kéo phải dùng dây chằng để điều chỉnh. Dựng và hạ các cột trong điều kiện phức tạp,
khoảng giữa hai đường dây đang có điện áp phải có cán bộ kỹ thuật thi công giám sát.
- Khi dựng các cột gần đường giao thông, không được để các dây nâng và chằng làm cản trở giao thông
- Trong lúc đang kéo hoặc tháo dây, không được để người hoặc xe cộ đi qua khu vực đang vượt dây, tại nơi này phải có biển cấm
- Tháo và lắp đặt đường dây dẫn điện trên không phải ngắt mạch và nối đất di
động hai đầu và khoảng giữa đường dây sao cho khoảng cách giữa các thiết bị nối đất không lớn hơn 3 km; chỉ khi nào không có người trên đầu cột mới được tháo thiết bị nối đất di động dưới sự giám sát của tổ trưởng công tác đoạn đường dây đó.
- Đường dây điện, đường cáp nâng phải được đặt ở độ cao lớn hơn 4,5m, ở nơi có xe qua lại phải lớn hơn hoặc bằng 6m.
c- Làm việc ở trạm điện đang hoạt động
- Chỉ sửa chữa lắp ráp các thiết bị điện trong trạm đang hoạt động khi có phiếu công tác và đã ngắt điện ở thiết bị có liên quan.
- Khi sửa chữa và lắp đặt máy biến áp trong trạm phải ngắt điện phía hạ áp để
khỏi nóng biến thế.
- Tại các chỗ nối thiết bị phân phối kín và hở với dây nối đất bảo vệ phải làm các kẹp (tai hồng) hoặc đánh sạch sơn ở các chỗ nối đó để kẹp dây nối đất bảo
vệ di động bằng mở kẹp. Khi nối dây đất phải nối với cực nối đất trước rồi mới nối với vỏ thiết bị và khi tháo dây nối đất phải làm ngược lại


2- Quy phạm lắp đặt và sử dụng điện trong thi công
<Trích tiêu chuẩn Việt Nam 5308-1991>
a- An toàn trong lắp đặt và sử dụng điện trong thi công
- Khi lắp đặt sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện và mạng lưới điện thi công trên công trường, ngoài những quy định dưới đây còn phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn "An toàn điện trong xây dựng" TCVN 4036-1985
- Công nhân điện cũng như công nhân vận hành các thiết bị điện phải được học tập, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn điện, công nhân nhận làm việc ở khu vực nào trên công trường phải nắm vững sơ đồ cung cấp điện của khu vực đó, công nhân trực điện ở các thiết bị có điện
áp đến 1000 vôn phải có trình độ bậc 3 an toàn về điện trở lên.
- Sử dụng điện trên công trường phải có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình
khi cần thiết. Điện động lực và điện chiếu sáng phải làm hai hệ thống riêng rẽ.
- Các phần dây dẫn điện trần của các thiết bị điện (dây dẫn, thanh dẫn, tiếp
điểm của cầu dao, cầu chảy, các cực của máy điện và dụng cụ điện...) phải
được bọc kín bằng vật liệu cách điện hoặc đặt ở các độ cao đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc thao tác.Các đầu dây dẫn, cáp hở phải được cách điện,
 
bộc kín hoặc treo cao, đối với những bộ phận dẫn điện để hở theo yêu cầu trong thiết kế hoặc do yêu cầu của kết cấu, phải treo cao, rào chắn và có biển báo hiệu.
- Các dây dẫn phục vụ thi công ở từng khu vực công trình phải là dây có bọc cách điện, các dây đó phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao ít
nhất là 2,5m đối với mặt bằng thi công và 5m đối với nơi có xe cộ qua lại, các dây dẫn có độ cao dưới 2,5m phải dùng dây cáp bọc cao su cách điện. Cáp điện dùng cho các máy trục di động phải được quấn trên tay hoặc trược trên rãnh cáp. Cấm để chà sát trên mặt bằng hoặc để xe cộ chèn qua lại hay các kết
cấu khác đè lên cáp dẫn điện
- Các đèn chiếu sáng có điện thế lớn hơn 36V phải treo cách mặt sàn thao tác ít nhất là 2,5m.
- Cấm sử dụng các lưới điện, các cơ cấu phân phối các bảng điện  và các nhánh riêng rẽ của chúng có trong quá trình lắp đặt để thay cho các mạng điện, các thiết bị điện tạm thời cần thiết cho sử dụng trên công trường. Cấm để dây dẫn
điện thi công và các dây điện hàn tiếp xúc với các bộ phận dẫn điện của các kết cấu công trình.
- Các thiết bị đóng cắt điện dùng để đóng cắt lưới điện chung tổng hợp và các
đường dây phân đoạn cấp điện cho từng khu vực trên công trình phải được quản lý chặt chẽ, người không có trách nhiệm không thể đóng cắt điện. Các cầu dao cấp điện cho thiết bị phải được khóa chắc chắn. Các thiết bị đóng cắt điện phải đặt trong hộp kín, nơi khô ráo, thuận tiện cho thao tác và xử lý sự cố. Khi cắt điện, phải đảm bảo sao cho các cầu dao hay thiết bị cắt điện khác không thể tự đóng mạch, trường hợp mất điện phải cắt cầu dao để đề phòng các động cơ hoạt động bất ngờ khi có điện trở lại.
- Phải có biện pháp để tránh hiện tượng đóng cắt nhầm đường dây, thiết bị điện.
- Tất cả các thiết bị điện phải bảo vệ ngắn mạch và quá tải, các thiết bị bảo vệ
(cầu chì, áp tô mát...) Phải được chọn phù hợp với điện áp dòng điện của thiết bị.
- Tất cả các phần kim loại của thiết bị điện, các thiết bị đóng cắt có thể có điện áp khi bộ phận cách điện bị hỏng mà người có thể va chạm phải, đều phải
được nối đất hoặc nối không bảo vệ.
- Chỉ có công nhân điện, người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa,
đấu hoặc ngắt các thiết bị điện ra khỏi lưới điện, chỉ được tháo mở các bộ
phận bao che, tháo nối các dây dẫn vào thiết bị, sửa chữa các bộ phận dẫn điện sau khi đã cắt điện. Cấm sửa chữa các bộ phận dẫn điện sau khi đã cắt điện. Cấm sửa chữa, tháo, nối các dây dẫn trên không khí đang có điện áp.
- Đóng cắt điện để chữa đường dây chính và đường dây phân nhánh cấp điện
cho 2 thiết bị trở lên phải thực hiện chặt chẽ phải có phiếu công tác. Chỉ được đóng điện trở lại sau khi đã kiểm tra kỹ. Sau khi cắt cầu dao để sửa chữa thiết bị thì phải khóa cầu dao và treo biển báo "Cấm đóng  điện" hoặc cử người trực.
- Không được tháo và lắp bóng điện khi chưa cắt điện, nếu trường hợp không cắt điện được thì công nhân phải đeo găng tay cách điện và đeo kính phòng
hộ.
 
- Cấm sử dụng các nguồn điện trên công trường để làm hàng rào bảo vệ công trường.
- Các dụng cụ điện cầm tay phải được kiểm tra ít nhất ba tháng một lần về hiện tượng chạm mát trên vở máy và ít nhất mỗi tháng một lần về cách điện của dây dẫn, nguồn điện và chỗ hở điện.
- Chỉ được nối các động cơ điện, dụng cụ điện, đèn chiếu sáng và các thiết bị
khác vào lưới điện bằng các phụ kiện quy định, cấm đấu ngoắc, xoắn đầu dây.
- Công nhân điện làm việc phải có các phương tiện bảo vệ cách điện và trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ theo quy định hiện hành. Trước khi sử dụng các
dụng cụ phòng hộ bằng cao su, phải xem xét kỹ và lau sạch bụi, tránh ẩm bề
mặt.
b- Quy phạm an toàn trong công tác hàn điện
- Phần kim loại của thiết bị hàn điện cũng như các kết cấu của sản phẩm hàn ( vỏ máy hàn xoay chiều, máy hàn một chiều vv..) phải được nối đất bảo vệ theo quy định của TCVN về " Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện ".
- Mỏ hàn phải dùng dây cáp mềm cách điện để dẫn điện và có tiết diện phù hợp với dòng điện lớn nhất của thiết bị hàn và thời gian kéo dài của một chu trình hàn.
- Khi di chuyển hoặc đặt các dây điện hàn không để làm hỏng vỏ cách điện, không để cáp điện tiếp xúc với nước, với dầu mỡ, cáp thép, đường ống móng. Khoảng cách giữa dây cáp điện hàn đến các chai oxy, các thiết bị chứa khí
axêtylen không được nhỏ hơn 5m chiều dài dây hàn không dài quá 15m.
- Có thể dùng thanh kim loại có hình dạng bất kỳ để làm đường dây mát dẫn điện về nếu tiết diện của nó đảm bảo an toàn theo điều kiện đốt nóng do dòng điện hàn đi qua.
- Chuôi kìm hàn phải làm bằng vật liệu cách điện và cách điện tốt. Kìm hàn phải kẹp chắc que hàn. Với dòng điện có cường độ 600A trở lên không được dùng kìm hàn kiểu dây dẫn luồn trong kìm hàn.
- Điện áp ở các kẹp của máy hàn một chiều, máy hàn xoay chiều trong lúc phát hồ quang không vượt quá 110V đối với máy một chiều và 70V đối với máy hàn xoay chiều.
- Các máy hàn tiếp xúc cố định phải dùng loại biến áp 1 pha và đấu với lưới điện xoay chiều có tần số 50HZ và điện áp nhỏ hơn 50V, khi không tải không vượt quá 36 vôn.
- Nối điện từ lưới điện vào máy hàn phải qua cầu dao, dây chảy, máy hàn phải có thiết bị đóng, cắt điện, khi ngừng hàn phải cắt điện.
- Cấm hàn ở ngoài trời khi có mưa bão.
- Thợ hàn điện khi làm việc ở trên cao phải có túi đựng dụng cụ, que hàn.
- Chỉ được làm sạch các điện cực trên các máy hàn điện khi đã cắt điện


3- Quy phạm an toàn trong công tác lắp ráp đường ống dẫn và thiết bị công nghệ <Trích TCVN 5038-1991>
a- Yêu cầu chung
- Tất cả công việc có sử dụng tới thiết bị chạy bằng điện, các thiết bị nâng
chuyển phải thực hiện theo đúng các qui định của qui phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng.
 
- Khi lắp ráp các thiết bị công nghệ và các đường ống dẫn, phải theo đúng trình tự công nghệ. Việc vận chuyển, việc lắp đặt thiết bị cũng theo đúng thứ tự từng bộ phận một.
- Tẩy rửa các lớp bảo quản ở thiết bị công nghệ và các đường ống dẫn phải dùng các dung dịch kiềm không độc hại.
- Chỉ được dùng chổi quét, cấm thổi bằng mồm các phôi và mạt kim loại khi cưa, cắt, gọt và đánh sạch kim loại.
- Khi phải thi công dưới các thiết bị đang lắp ráp, hoặc các thiết bị đang còn kê kích tạm thời phải có các giá đỡ đặt ở bên dưới và các giá đỡ đó phải chịu
được tải trọng thiết bị.
- Khi lắp ráp các đường ống nối dài hoặc nối cao lên phải cố định chúng chắc chắn, không được để ở trạng thái treo lơ lửng.
- Cấm lắp ráp các chi tiết, các khớp nối của thiết bị, các đường ống dẫn vào những thiết bị, đường ống đang hoạt động.
- Lắp ráp các thiết bị các đường ống đẫn trong điều kiện có nguy cơ cháy nổ
phải đảm bảo:
+    Phải dùng các dụng cụ không có khả năng phát sinh ra tia lửa.
+    Cấm dùng giẻ có tẩm dầu để lau chùi thiết bị.
+    Cấm đi giày đế có đóng đinh hay có sắt.
- Khi tháo dỡ thiết bị, đường ống phải đảm bảo độ ổn định của các cụm thiết bị
còn lại và thường xuyên theo dõi độ ổn định của các thiết bị đó.
- Chỉ được tháo dỡ khi thiết bị, phần đường ống cần tháo đã tách khỏi mạch
điện bên ngoài.
b- Lắp ráp các thiết bị và các đường ống dẫn
- Cấm lắp ráp các thiết bị công nghệ khi không có hộ chiếu kỹ thuật, không có
các hướng dẫn về lắp ráp và vận hành.
- Khi sử dụng các mối nối, việc neo giữ các móc, bắt chặt các bu lông của mối nối vào thiết bị cần lắp ráp phải được làm tại sân bãi trước khi cẩu thiết bị lên.
- Lắp ráp thiết bị nâng phải theo "Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng". Lắp ráp thiết bị nhiệt năng phải theo "Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng". Lắp ráp thiết bị nhiệt năng phải theo "Quy phạm kỹ thuật an toàn các nồi hơi"
- Lắp đặt các thiết bị có truyền động điện, cán bộ kỹ thuật thi công phải thực hiện mọi biến pháp đề phòng động cơ điện tự hoạt động trở lại.
- Bốc xếp vận chuyển các đường ống dẫn ra tuyến thi công phải để xa mép hào
ít nhất 1,5m, các đoạn ống đã hàn liền nhau cần đặt trên giá kê chuyên dùng hoặc đặt trực tiếp trên nền đất có kê đệm để chống lăn hoặc trượt.
- Khi gia công ống ở cơ sở cần đảm bảo những điều kiện sau đây:
- Khi sửa chữa, gia công ống hoặc làm các việc chuẩn bị khác có liên quan đến
ống, ống phải được kê cố định ở cả hai đầu. Phần quay của giá hàn ống phải được trang bị những thiết bị hãm chắc chắn, xoay ống trên giá phải dùng các loại chìa vặn chuyên dùng, không được đứng trên ống để lăn.
- Khi uốn ống bằng phương pháp nhiệt, công nhân phải đeo kính phòng hộ. Uốn các loại ống dài phải có giá đỡ.
- Khi kiểm tra độ kín khít của các bu lông ở mặt bích, phải dùng các dụng cụ
chuyên dùng, cấm dùng tay.
- Không được neo giàn giáo, giá đỡ vào đường ống
 
- Cấm lắp, hàn ống ở trạng thái treo nếu ở dưới chỗ làm việc không bố trí đầy
đủ các thiết bị an toàn.
- Khi hàn, làm sạch, làm kín các mối nối, các ống dẫn, phải có mái che mưa nắng, không để mặt trời chiếu vào khi nhiệt độ không khí trên 300C  khu vực hàn của thợ.
- Khi trời có giông bão, không được tiếp tục làm việc ở tuyến ống và công nhân phải rời vị trí công tác đến nơi an toàn.
- Chỉ được hạ các đoạn ống xuống hào sau khi mọi người đã lên khỏi đoạn hào
đó. Không được dùng gậy hoặc xà beng để bẩy lăn ống xuống hào, không dùng thanh chống vách hào làm chỗ đỡ ống.
- Nếu đất sụt xuống trong khi đang hạ ống, thì chỉ được phép dọn đất sau khi đã kê đỡ ống chắc chắn. Đòn kê phải chồm khỏi mép hào ít nhất là 1m. Việc này
phải thực hiện dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật thi công hay đội trưởng.
- Trước khi hạ ống xuống hào phải kiểm tra thiết bị dụng cụ, đảm bảo đầy đủ về
số lượng và chất lượng mới thi công.
- Xe đặt ống xuống hào phải đi cách mép hào ít nhất 2m
- Khi mở nắp, cửa gông của giếng thăm phải dùng các dụng cụ chuyên dùng, không được mở trực tiếp bằng tay.
- Đào và đặt ống ngang qua đường giao thông, phải có rào ngăn và biến báo, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.
- Khi đục lỗ tường hay sàn nhà để lắp đường ống, công nhân phải đeo kính phòng hộ. Trong trường hợp cần thiết phải có tấm chắn bảo vệ xung quanh.
- Lắp ráp các đường ống công nghệ, cấm tháo bỏ những chi tiết của kết cấu mang tải (điểm tựa, giá treo, con sơn)
- Lắp ráp các đường ống bằng thủy tinh hay sành, sứ hoặc pêrôsilíc cần phải có biện pháp đề phòng đỗ vỡ làm bị thương công nhân.
- Cấm tháo đỡ cùng một lúc các đường ống ở các độ cao khác nhau trong cùng
một chiều thẳng đứng.


4- Yêu cầu về an toàn đối với đường ống cấp nước và các công trình trên
đường ống cấp nước <Trích TCXD 66-1991>
a- Đối với mạng đường ống cấp nước
- Chỉ được đào đường để sửa chữa đường ống dẫn nước sau khi được phép của
cơ quan quản lý giao thông và đã thông báo cho cơ quan cảnh sát giao thông khu vực đó, khi đó phải áp dụng các biện pháp an toàn sau đây:
+ Đặt rào chắn xung quanh khu vực sửa chữa, trên rào chắn phải treo biển ghi rõ tên đơn vị sửa chữa ở nơi để nhận biết.
+ Treo biển cấm " không có nhiệm vụ miễn vào"
+ Khi tối trời và cả ban đêm phải treo đèn đỏ cách hố đào ít nhất 5m, khi sửa chữa xong phải làm lại đường, hè như cũ.
- Khi để ống nước ngoài trời hiện trường phải thực hiện các quy định sau: Không được xếp ống bừa bãi làm cản trở giao thông, ống xếp phải cách rào ít nhất 0,8m, không để lăn trượt.
- Cấm lăn ống hoặc quăng phụ tùng xuống rãnh đào, không đứng dưới rãnh khi hạ ống và phụ tùng.
 
- Khi dùng dây chão để hạ ống xuống hào phải chú ý: Hệ số an toàn của dây không nhỏ hơn 8, một đầu dây buộc chắc chắn. Đối với loại ống có đường kính trong không quá 200mm mỗi dây do một người  giữ.  Đối với ống có đường kính trong lớn hơn 200mm mỗi dây phải do hai người giữ.
- Khi nối ống phải chú ý:
Nếu nối ống bằng phương pháp hàn (hàn điện, hàn hơi) phải thực hiện đầy
đủ các quy định đối với công tác hàn.
Nếu nối ống bằng ghép bu lông phải thực hiện nghiêm:
+ Cấm dùng tay để thử điều chỉnh độ đồng tâm, đồng trục của các lỗ bu lông khi  nối mặt bích.
+ Cấm dùng tay dán keo lên các đầu nối mà phải dùng dụng cụ chuyên dùng.
+ Đưa vật liệu xảm vào khe hở giữa ống và miệng bát chỉ được dùng búa và
đục.
b- Đối với các công trình trên đường ống cấp nước
- Các hố van phải có nắp đậy bằng kim loại hay bằng bê tông cốt thép, có bậc
lên xuống. Nếu bậc thang bằng thép phải kiểm tra chống gỉ thường xuyên.
- Chỉ được vào bể chưa khi đã tháo hết nước, cấm sửa chữa, tháo lắp ống nước, van khóa và các phụ kiện khác trong bể chứa khi đang dùng nước.
- Đài nước phải có hệ thống chống sét, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu trên
đỉnh đài nước
- Khi làm việc trên đài nước, công nhân phải được huấn luyện các biện pháp kỹ
thuật an toàn khi làm việc trên cao.
c- Yêu cầu khi lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước trong nhà dân dụng và công nghiệp
- Khi đục lỗ để lắp đường ống trong nhà phải đội mũ cứng đeo kính bảo hộ và
khẩu trang.
- Cấm đục lỗ qua những kết cấu bê tông cốt thép chịu lực để đặt ống. Trong trường hợp đặc biệt phải có thiết kế bổ sung.
- Khi lắp đặt ống ở độ cao 1,5m trở lên so với sàn nhà phải thực hiện các yêu cầu về an toàn khi làm việc trên cao.
- Khi kiểm tra các bể xí tự hoại trong nhà phải thực hiện các quy định về sửa
chữa, kiểm tra, thông rửa đường cống và các công trình thoát nước .
- Cấm dùng bệ xí bệt, âu tiểu, chậu rửa làm điểm tựa bắc giàn giáo khi thi công.
5- Yêu cầu an toàn khi vận chuyển - bảo quản và sử dụng CLO
<Trích TCXD66-1991)
a- Quy định chung
- Khi vận chuyển, bảo quản và sử dụng clo phải:
+ Thực hiện các quy định trong "quy phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực"
+ Tránh đốt nóng chai, bình clo bằng mọi nguồn nhiệt.
+ Tránh va chạm, rơi đổ clo
- Cấm người không có nhiệm vụ vào kho clo và buồng clo hóa nước.
b- Yêu cầu đối với kho bảo quản clo
- Kho bảo quản bình clo phải là công trình 1 tầng biệt lập, không có trần, kho
phải có hệ thống thông gió hút, miệng hút phải đặt sát sàn, miệng xả chìm
 
trong bể trung hòa. Công tắc điện phải đặt phía ngoài kho và nhiệt độ trong kho không quá 350C
- Khu vực quanh kho không được để nhiên liệu dễ cháy. Phạm vi để cách xa
10m
- Sàn kho phải phẳng, nhẵn và thoát nước tốt.
- Kho phải được trang bị đầy đủ các phương tiện chống cháy và chữa cháy tại chỗ, tường phải sơn cao lớn hơn 1m
- Bình clo phải xếp nằm, giữa các lớp phải có đệm chèn khi xếp đầu có van về
một phía và cách tường 0,6m
- Kho phải làm bằng vật liệu không cháy, có rào chắn và biển cấm.
c- An toàn khi vận chuyển và sử dụng clo
- Chỉ được vận chuyển clo trên các phương tiện giảm xóc, chống va chạm và
phương tiện phải có mui che.
- Cấm hút thuốc, ăn uống khi bốc dỡ, vận chuyển clo.
- Ống dẫn clo phải đặt cách các đường ống khác 50cm và sơn màu xanh sẫm.
- Phải kiểm tra khả năng làm việc của van giảm áp trước khi lắp vào bình clo để
sử dụng.
- Trước khi mở van đưa clo vào ống dẫn phải điều chỉnh áp suất của khí sau khi giảm áp. Khi mở phải mở từ từ.
- Khi làm việc trong kho clo, công nhân phải đeo mặt nạ phòng độc, găng tay cao su, ủng cao su, kính và  các phương tiện bảo vệ khác theo chế độ hiện
hành.
- Công nhân làm việc tiếp xúc với clo phải nắm được tính chất, khả năng nhiễm
độc của clo, phương pháp sơ cứu khi bị nhiễm độc.


II- An toàn vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình
1- An toàn, vệ sinh lao động trong công tác xây và sử dụng giàn giáo
a- Nguyên nhân gây tai nạn trong công tác xây
- Khối xây bị đổ do: Vữa xây không đảm bảo chất lượng về độ dính và cường độ chịu lực; vi phạm quy tắc kỹ thuật xây: Đặt gạch sai, trùng mạch nhiều, mạch vữa không no, tường xây bị thu hoặc lả, xây quá chiều cao đợt xây, xây
tường 11 quá dài mà không bổ trụ; tường mới xây bị mưa to trôi hết vữa.
- Người ngã từ trên cao do khi vận chuyển vật liệu, làm việc trên cao không bố
trí các phương tiện làm việc trên cao vững chắc an toàn như giáo ngoài, giáo ghế, sàn thao tác không có lan can.
- Vi phạm quy tắc an toàn khi chuyển vật liệu đến chỗ làm việc: Tung gạch lên cao, hoặc đổ vật liệu ồ ạt từ trên cao xuống dưới đất.
- Vật liệu, dụng cụ từ trên cao rơi xuống do ở phía trên chỗ làm việc hoặc lối
người qua lại phía dưới không có sàn hoặc lưới đỡ bảo vệ.
- Công nhân vi phạm nội quy an toàn lao động và kỹ thuật lao động: Đi đứng, làm việc trên đỉnh tường, làm việc trên cao chỗ nguy hiểm không đeo dây an
toàn. Chất quá nhiều vật liệu trên sàn thao tác.


b- Biện pháp an toàn lao động trong công tác xây
* Khi xây móng
 
Trước khi xây móng phải kiểm tra tình trạng vách đất, hệ thống chống đỡ vách đất (nếu có) xem có dấu hiệu gì mất an toàn phải khắc phục ngay. Đặc  biệt chú ý hố đào ở nơi đất tơi xốp, đất ẩm ướt, gần đường giao thông chịu tác động của xe cộ. Kiểm tra xem trên mép bờ hố móng đất đào, vật liệu xây và thiết bị thi công có thể làm sạt lở vách đất không. Kiểm tra xem trên mép bờ hố móng đất đào, vật liệu xây và thiết bị thi công có thể làm sạt lở vách đất không.
Dọc theo hố móng phải chừa một dải đất trống ít nhất 0,5m, trên đó không
được chất vật liệu và máy móc thi công.
Đưa gạch xuống hố móng bằng ván trượt, đưa vữa bằng ván nghiêng.
- Khi thi công nếu hố móng bị ngập do mưa hoặc nước ngầm phải có biện pháp thoát nước, khi cạn nước mới thi công tiếp.
- Khi lấp đất hố móng phải lấp đều 2 bên, lấp đến đâu đầm đến đó.
* Khi xây tường
- Trước khi xây tường phải kiểm tra xem xét tình trạng của móng hoặc phần tường đã xây trước cũng như  tình trạng các phương tiện làm việc trên cao
như: Giàn giáo, kiểm tra việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí người công nhân làm việc trên sàn thao tác có ảnh hưởng không.
- Khi xây tường cao dưới 7m phải làm rào ngăn ở phía người dọc theo chu vi
công trình cách tường 1,5m để phòng ngừa dụng cụ vật liệu rơi xuống đầu người.
- Phải che chắn những lỗ tường từ tầng 2 trở lên nếu lỗ đó người chui qua được.
- Không đứng trên mặt tường để xây, không dựa thang vào tường mới xây để
lên xuống.
- Khi đưa vật liệu lên cao phải dùng các thiết bị nâng như thăng tải, tời, cần trục.
- Không ném gạch, dụng cụ từ trên cao xuống đất.
- Trang bị các phương tiện phòng hộ lao động như giầy, mũ nhựa, dây an toàn, găng  tay, ủng đầy đủ cho công nhân.
- Không đổ mùn rác xây dựng bừa bãi xuống đất, nhất là trong khu dân cư làm ô nhiễm môi trường. Mùn  rác  xây dựng phải được tập trung một chỗ để chuyển ra bãi rác thải quy định.
- Công nhân làm việc với xi măng hoặc sàng cát phải đeo khẩu trang để tránh hít bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
- Thường xuyên phổ biến nội quy về an toàn lao động và kỷ luật lao động cho
công nhân, có sổ theo dõi các buổi tập huấn về an toàn và vệ sinh lao động cho công nhân.
- Công nhân làm việc trên cao phải đảm bảo sức khỏe tốt, không bị chóng mặt.
- Cấm dùng bia rượu trong khi làm việc.
- Giàn giáo phải được lắp đặt chắc chắn, giằng giữ ổn định, có lan can bảo vệ.
Cấm kê các cột chống giàn giáo bằng gạch hoặc đá.


2- An toàn trong công tác ván khuôn
a- An toàn khi chế tạo ván khuôn
Phân xưởng chế tạo ván khuôn gỗ ở công trường không nên đặt cạnh những
phân xưởng hàn, rèn và những kho nhiên liệu dễ cháy. Phải thường xuyên quét
 
dọn sạch sẽ, có nội quy phòng cháy nghiêm ngặt, mạng điện bố trí phải phù hợp và
đảm bảo an toàn chống cháy.
Khi cưa xẻ gỗ trên máy cưa đĩa nhất thiết phải cơ cấu chắn đề phòng tay người chạm vào lưỡi cưa đang quay, đề phòng lưỡi cưa rạn nứt có thể vỡ và văng mảnh ra nguy hiểm. Trước khi cho máy hoạt động phải kiểm tra tình trạng lưỡi cưa, kiểm tra các cây gỗ xem có mảnh kim loại hay đinh không, kiểm tra cơ cấu chắn dao tán mạch, thước dẫn hướng điều chỉnh hợp lý và chắc chắn chưa, không cưa gỗ có chiều dày lớn hơn chiều cao lưỡi cưa, không tỳ gỗ vào bụng, khi đẩy đến gần lưỡi cưa, phải dùng tấm đẩy bằng gỗ.
Bộ phận lắp ghép các thanh gỗ, ván gỗ tạo những tấm ván khuôn, phải chú ý chàng, đục, đinh phải gọn gàng, không để lẫn với vỏ bào, rác bẩn ở lối đi lại. Khi làm việc, công nhân phải mặc quần áo bảo hộ lao động gọn gàng, phải đeo kính và khẩu trang chống bụi.
b- An toàn khi lắp dựng
Những tai nạn thường gặp khi lắp dựng ván khuôn là bị ngã từ trên cao
xuống, khi một bộ phận hay toàn bộ ván khuôn bị đổ gẫy, ván khuôn hay dụng cụ
rơi từ trên cao xuống, đinh đóng trồi ra ngoài ván khuôn...
Khi lắp dựng giàn giáo cần san phẳng và đầm chặt đất nền để chống lún và bảo đảm thoát nước tốt, cột hoặc khung giàn giáo phải thẳng đứng, giằng giữ theo
yêu cầu của thiết kế, chân cột phải có ván chống lún, chống trượt, cấm kê chân cột bằng gạch đá hay mẫu gỗ vụn.
Ván lát sàn công tác phải có chiều dày tối thiểu là 3cm, không mục mọt, nứt gãy, các tấm phải khít và bằng phẳng, khe hở giữa các tấm ván không được lớn hơn 1cm, Khi dùng ván rời đặt theo phương dọc của các tấm ván phải đủ để gác trực tiếp 2 đầu lên thanh đà đỡ, mỗi đầu ván phải vươn ra ngoài thanh đà đỡ một
đoạn ít nhất là 20cm và được buộc hay đóng đinh chắc chắn vào thanh đà. Khi dùng các tấm ván phải có nẹp bên dưới để giữ cho ván không bị trượt.
Khi lắp ván khuôn tấm lớn theo nhiều tầng thì ván khuôn tầng trên chỉ được
lắp sau khi ván khuôn tầng dưới đã được cố định chắc chắn.
Để đề phòng bị ngã và dụng cụ từ trên cao xuống, khi lắp những tấm ván ở độ cao 8m trở lên so với mặt đất, phải có sàn công tác bề rộng ít nhất là 0,7m và có
lan can bảo vệ chắc chắn. Ván khuôn sàn đã lắp đặt phải có lan can bao quanh toàn bộ chu vi.
Khi lắp đặt ván khuôn cột, dầm ở chiều cao dưới 5,5m có thể dùng thang di
động phía trên có sàn công tác với kích thước tối thiểu là 0,7m x 0,7m, có lan can bảo vệ, nếu lắp đặt ở độ cao trên 5,5m phải dùng giàn giáo chắc chắn.
Cấm tựa thang nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang lớn hơn 700  và nhỏ
hơn 450, trường hợp đặt ngoài quy định này phải có người giữ thang và chân thang phải được chèn giữ chắc chắn. Tổng chiều dài thang tựa không quá 5m.
Công nhân phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao như giày vải, dây an toàn, túi đựng dụng cụ...



c- An toàn khi sử dụng
 
Giàn giáo khi lắp dựng xong phải tiến hành lập biên bản nghiệm thu. Trong quá trình sử dụng cần quy định việc theo dõi kiểm tra tình trạng an toàn của giàn giáo.
Tải trọng đặt trên sàn công tác không được vượt quá tải trọng tính toán, trong quá trình làm việc không được xếp vật liệu, thiết bị và để người tập trung
vào một chỗ. Trường hợp phải đặt các thiết bị cẩu chuyển trên sàn công tác thì phải tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực của các bộ phận kết cấu chịu lực trong phạm vi ảnh hưởng và có biện pháp gia cố.
Khi giàn giáo cao hơn 6m phải có ít nhất 2 tầng sàn, sàn thao tác bên trên và
sàn bảo vệ dưới, cấm không được làm việc đồng thời trên 2 sàn mà không có lưới bảo vệ ở giữa 2 sàn.
Hết ca làm việc phải thu dọn những vật liệu thừa, đồ nghề, dụng cụ trên sàn
công tác.
d- An toàn khi tháo dỡ
Việc tháo dỡ ván khuôn chỉ được thiến hành sau một thời gian dưỡng hộ bê
tông, đảm bảo cường độ đủ chịu được tải trọng do bản thân và các tải trọng tĩnh gây ra. Khi tháo dỡ đà giáo, ván khuôn các kết cấu bê tông cốt thép phức tạp như dầm, vòm khẩu độ trên 6m..., phải tuân theo một trình tự nghiêm ngặt như bộ phận nào tháo trước, bộ phận nào tháo sau, phải tháo đối xứng, tháo dần dần, nhẹ tay bằng cách hạ các con nêm làm nhiều lần.
Trong quá trình tháo dỡ ván khuôn phải có biện pháp đề phòng các ván khuôn nặng rơi từ trên cao xuống gây tai nạn, làm hỏng ván và gẫy các giàn giáo.
Công nhân dỡ ván khuôn trên cao phải đứng trên giàn giáo có lan can bảo vệ, dây an toàn, các dụng cụ dùng khi tháo dỡ ván khuôn phải gọn gàng trên giàn giáo, không vứt bừa bãi và để rơi xuống.
Không được tổ chức tháo dỡ ván khuôn ở nhiều tầng khác nhau trên cùng một đường thẳng đứng, khi đang tháo dỡ ván khuôn cấm người không có phận sự đi lại ở phía dưới, các tấm ván khuôn dỡ ra phải chuyển ngay xuống đất, không
được xếp đống trên giàn giáo, vì có thể trượt rơi xuống hoặc làm gẫy giàn giáo vì nặng. Không lao ván khuôn từ trên cao xuống dù dưới đất không có người, không được để ván khuôn rơi vào đường dây điện.
Ván khuôn được dỡ ra phải phân loại, xếp đống gọn gàng, không gây trở
ngại giao thông, tránh dẫm phải đinh đóng trồi ra ở ván khuôn.


3- An toàn trong công tác cốt thép
a- An toàn khi cạo gỉ cốt thép
- Khi cạo gỉ bằng bàn chải sắt thủ công và kéo cốt thép trên bàn cát phải đeo găng tay, kính phòng hộ và khẩu trang.
- Khi cạo gỉ bằng phương pháp phun cát, xung quanh xưởng phun cát phải có tường kín và cao, bên ngoài  phải có tường rào và biển báo nguy hiểm để người qua lại chú ý.
- Khi phun cát phải đeo kính phòng hộ che kín mắt, khẩu trang, găng tay, đi giầy, mặc quần áo lao động bằng vải dày, tay áo phải cài kín.
- Khi cạo gỉ bằng máy chạy điện phải có thiết bị che chắn các bộ phận chuyển
động như đai truyền, bàn chải...
- Trước khi thao tác phải kiểm tra kỹ.
 
b- An toàn khi cắt thép
- Cắt bằng máy:
+ Trước khi cắt phải kiểm tra lưỡi dao cắt có chính xác và chắc chắn không, phải tra dầu mỡ đầy đủ, cho máy chạy không tải bình thường mới chính thức thao tác.
+ Khi cắt cần giữ chặt cốt thép, khi lưỡi dao cắt lùi ra mới đưa cốt thép vào, không nên đưa thép vào khi  lưỡi dao bắt đầu đẩy tới, vì như vậy, do thường đưa cốt thép không kịp, cắt không đúng kích thước, ngoài ra có thể xảy ra hư hỏng máy và gây tai nạn cho người.
+ Khi cắt cốt thép ngắn, không nên dùng tay trực tiếp đưa cốt thép vào mà phải kẹp bằng kìm.
+ Không nên cắt những loại thép ngoài phạm vi quy định tính năng của
máy.
+ Sau khi cắt xong được dùng tay hoặc dùng miệng thổi vụn sắt ở thân máy mà phải dùng bàn chải lông để chải.
- Khi cắt thủ công:
+ Khi dùng chạm, người giữ chạm và người đánh búa phải  đứng chạm chân thật vững, những người khác không nên đứng xung quanh, đề phòng tuột
tay búa vung ra, chặt cốt thép ngắn khi sắp đứt thì đánh búa nhẹ đầu cốt thép phải được giữ bằng cách giun xuống đất, để tránh đầu cốt thép văng vào người.
+ Búa tạ phải có cán tốt, đầu búa phải được chèn chặt vào cán, để khi vung búa đầu búa không bị tuột ra.
+ Không được đeo găng tay để đánh búa.
c- An toàn khi uốn cốt thép
- Khi uốn thủ công:
+ Khi uốn thép phải đứng vững, giữ chặt vam, chú ý khoảng cách giữa vam và cọc tựa, miệng vam kẹp chặt cốt thép, khi uốn dùng lực từ từ, không
nên mạnh quá làm vam trật ra đập vào người, cần nắm vững vị trí uốn để
tránh uốn sai góc yêu cầu.
+ Không được uốn những thép to ở trên cao hoặc trên giàn giáo không an toàn.
- Khi uốn bằng máy:
+ Kiểm tra an toàn trong phạm vi làm việc: Hệ thống điện, diện thao tác, vị
trí xếp vật liệu để uốn và các cây thép sau khi uốn.
+ Kiểm tra máy: Chốt uốn, vận hành thử máy.
+ Đặt thép vào vị trí ổn định mới cho máy uốn, máy dừng hẳn mới lấy thép ra cấm điều chỉnh các chốt uốn khi máy đang uốn thép.
d- An toàn khi lắp dựng cốt thép
- Lắp đặt cốt thép phải đúng trình tự thiết kế và trình tự theo sự hướng dẫn của kỹ thuật.
- Những đầu dây thép buộc phải uốn vào trong kết cấu.
- Cấm đi lại trên khung, dàn thép đang lắp dựng.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động: Găng tay, quần áo, mũ, kính và giày bảo hộ.
 
4- An toàn trong công tác thi công bê tông
a- Khu vực làm việc
Nơi làm việc phải khô ráo, đường đi lại vận chuyển thuận tiện không bị
vướng, khi dùng ván làm cầu lên xuống thì chiều dày ván ≥ 4 cm, đóng gỗ ngang làm bậc, không được để phẳng và dùng ván mục.
Khi làm việc vào ban đêm phải đủ ánh sáng treo cao ở đường đi lại, cầu thang lên xuống và nơi để đổ bê tông, những nơi cấm cần phải có đèn đỏ báo hiệu
nguy hiểm
Không được leo theo giáo để lên xuống nơi làm việc, phải có cầu thang riêng chắc chắn và cách vị trí làm việc ít nhất là 80 cm, cấm không được hút thuốc
lúc đang làm việc hay nghỉ ngơi trên giáo.
Không được lấy gạch đá hoặc những dụng cụ không đảm bảo kê lót dưới
 
giáo.
 


Những nơi đổ bê tông cao hơn 2m phải làm giàn giáo có tay vịn.
Khi đổ bê tông sàn phải làm chân ngựa thấp để lót ván làm đường đi lại và
 
vận chuyển bê tông đến nơi đổ, chân ngựa chắc chắn, không dùng gạch thay chân ngựa. Nếu kéo bê tông bằng lỗ chừa sẵn trên trần và sàn nhà thì lúc nghỉ phải dùng ván đậy lại và không được ngồi nghỉ ở đó, người đứng nhận vật liệu ở đó phải đeo dây an toàn, không đứng trên ô văng, sê nô đã tháo vật chống ở phía dưới để đổ bê tông. Không được ngồi trên 2 mép ván khuôn để đầm bê tông, mà phải đứng trên sàn công tác và phải có dây an toàn.
Khi đang đổ bê tông thì không được qua lại ở phía dưới, phải có biển cấm. Khi đổ bê tông ở nơi có độ dốc trên 300 phải có dây an toàn.
Không được gánh bê tông đi trên đường, nếu dùng puly để vận chuyển vữa lên cao, khi xô đang thả xuống thì không được gánh bê tông đổ vào.
b- An toàn khi sử dụng dụng cụ, vật liệu
Phải kiểm tra dụng cụ kỹ càng, nếu có hiện tượng hư hỏng thì không được dùng, không được vứt dụng  cụ hay những trang bị từ trên cao xuống mà phải chuyển theo dây hoặc chuyền tay mang xuống. Sau khi đổ bê tông xong phải thu
xếp dụng cụ gọn và rửa sạch, không được vứt bừa bãi hay để bê tông khô cứng trên những dụng cụ đó.
Bao xi măng không được chồng cao quá 2m, chỉ được chồng 10 bao, không
được để dựa vào tường, phải để cách tường từ 0,6 -1m làm lối đi lại.
c- An toàn khi vận chuyển bê tông
Các đường vận chuyển bê tông trên cao các xe thô sơ đều phải có che chắn cẩn thận. Khi vận chuyển bằng băng tải thì góc nghiêng của băng tải không quá
200, lớp bê tông trên băng phải có độ dày ít nhất là 10 cm, việc làm sạch những ống làm băng cao su và các bộ phận khác chỉ được tiến hành khi máy ngừng làm việc.
Chỉ vận chuyển vữa bê tông bằng băng tải từ dưới lên trên, hết sức hạn chế
vận chuyển ngược chiều từ trên xuống.
Khi băng tải chuyền lên hoặc xuống phải tuân theo tín hiệu quy định
Vận chuyển vữa lên cao thường dùng thùng có đáy đóng mở, đựng bê tông rồi dùng cần trục đưa lên cao, thùng vận chuyển phải bền chắc, không dò nước, dễ đóng mở. Khi đưa thùng đến phễu đổ, không được đưa qua đầu công nhân đổ bê tông. Tốc độ quay ngang và đưa lên cao phải chậm vừa sao cho lúc nào dây treo
 
thùng cũng gần như thẳng đứng. Chỉ khi nào thùng bê tông ở trong tư thế ổn định và cách miệng phễu một khoảng 1m mới được mở đáy thùng. Nếu dùng cần trục hay vận thăng để vận chuyển vữa bê tông lên cao thì khu vực làm việc phải rào lại trong phạm vi 3m2, có bảng cấm không cho người không có nhiệm vụ qua lại, ban đêm phải có đèn báo ở ngay trên bảng cấm.
d- An toàn khi đổ và đầm bê tông
Khi đổ bê tông theo các máng nghiêng hoặc theo ống vòi voi cần phải kẹp chặt máy và thùng chứa vào ván khuôn, đà giáo hoặc cốt thép để tránh bị dật đứt khi vữa chuyển động.
Khi đổ vữa bê tông ở độ cao trên 3m không có che chắn, phải đeo dây an toàn. Thi công ban đêm phải có đèn chiếu sáng.
Công nhân san đầm bê tông phải đi ủng cao su cách nước, cách điện, mặc
quần áo phòng hộ, đeo găng tay, đội mũ cứng.
e- An toàn khi dưỡng hộ bê tông
Công nhân phải có sức khỏe, quen trèo cao, không được bố trí những người
thiếu máu, đau thần kinh và phụ nữ có thai làm việc này.
Khi tưới bê tông ngoài trời nắng phải đội mũ nón, đi giày dép, khi tưới bê tông trên cao mà không có giàn giáo thì phải đeo dây an toàn.



[Trở về]
Các tin khác:

Tổng tiền: 0 VNĐ

Tổng SP : 0

Xem giỏ hàng